Giới thiệu
Phương pháp tiên tiến
Kể từ năm 2015, LIFE là tổ chức đầu tiên tiên phong áp dụng xét nghiệm HIV không chuyên tại cộng đồng (lay-test) được tài trợ bởi PEPFAR qua PATH. Vào tháng 08/2016, LIFE tiên phong áp dụng dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện qua mạng lưới CBO. Từ tháng 03/2017, LIFE tiên phong phối hợp với 2 phòng khám tư nhân, 04 phòng khám công cộng và mạng lưới CBO trong việc nghiên cứu dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho nam quan hệ tình dục đồng giới và bạn tình của người sống chung với HIV ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ sinh thái cộng đồng CBO LIFE thiết lập mối quan hệ đối tác với 31 CBO là nhóm đồng đẳng với cộng đồng dễ bị tổn thương. Những CBO này được sự hỗ trợ của LIFE về kỹ thuật và quản lý cơ sở vật chất cung cấp chương trình dự phòng HIV, chăm sóc và hỗ trợ đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người sử dụng ma túy, nữ công nhân, người sống chung với HIV.
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN LIFE thiết lập mối quan hệ đối tác với chính quyền địa phương để huy động sự tham gia của các bên trung gian chính phủ và sự hợp tác của các bên trong dự án mà LIFE thực hiện.
Theo dõi điều trị nhanh chóng HTS, OPC cho ART, điều trị STI và điều trị Methadone là những chương trình điều trị kết hợp đạt được thông qua mạng lưới công nhân rộng lớn và nhóm tự lực. Nhờ sự hỗ trợ của CBO và LIFE hơn 95% người được chẩn đoán nhiễm HIV được hỗ trợ điều trị.
Giám sát và đánh giá LIFE thiết lập hệ thống M&E với dữ liệu sơ cấp và phản hồi từ các trung gian chính phủ để báo cáo dữ liệu dự án cho hệ thống M&E tránh trường hợp dữ liệu bị trùng lắp.
2018 – 2020
Dự án Vusta – Dự án Quỹ Toàn Cầu Phòng Chống HIV/AIDS
Quỹ Toàn Cầu bắt đầu hỗ trợ xây dựng vai trò, trách nhiệm của các tổ chức dân sự, xã hội trong ứng phó với dịch HIV/AIDS tại Việt Nam kể từ năm 2010, bao gồm các đối tác tham gia chính: VUSTA – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý hợp phần dự án và 3 tổ chức dân sự xã hội trực thuộc điều phối hoạt động của 99 tổ chức dựa vào cộng đồng.
Trong đó, Trung Tâm LIFE là đơn vị điều phối 30 tổ chức cộng đồng tại khu vực phía Nam và Nam Trung Bộ, bao gồm 5 tỉnh, thành: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa. Trước giai đoạn tài trợ của dự án, vai trò của các tổ chức dân sự xã hội và tổ chức cộng đồng chưa được thể hiện rõ rệt; thì trong giai đoạn 2010 -2017, các đóng góp của các tổ chức dân sự xã hội – tổ chức cộng đồng ngày càng được thể hiện rõ rệt, và là một trong những điểm nhấn nổi bật của chương trình AIDS dưới sự tài trợ chính của Quỹ Toàn Cầu.
2016 – 2021
Dự Án Tăng Cường Kết Nối Cộng Đồng Phòng Chống HIV Khu Vực Phía Nam
Trung Tâm LIFE đã dẫn dắt các tổ chức cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai thực hiện dự án: “Tăng cường sự tham gia của các Tổ chức cộng đồng khu vực phía Nam”. Dự án nhận nguồn viện trợ trực tiếp từ chính phủ Mỹ, thông qua Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kì (USAID) và Quỹ Cứu Trợ Khẩn Cấp Hội Đồng Nhân Dân Mỹ (PEPFAR). Đây là một trong những nỗ lực của chính phủ Mỹ hỗ trợ cho Việt Nam nhằm tăng cường nguồn lực để đạt được mục tiêu chiến lược 90-90-90 của quốc gia và chiến lược chấm dứt đại dịch AIDS đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, trong bối cảnh chuyển giao nguồn lực tài chính của các chương trình AIDS tại Việt Nam: từ viện trợ nước ngoài sang tự chi trả của quốc gia, dự án cũng song song thực hiện chiến lược nâng cao năng lực phát triển tổ chức và vận động chính sách cho các tổ chức cộng đồng tham gia vào dự án.
2018 – 2019
Gói tài trợ phụ từ dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị Trường
Trung Tâm LIFE là đơn vị điều phối giữa PATH và các Tổ chức cộng đồng nhằm phân phối các gói dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đến nhóm khách hàng có nguy cơ cao và bạn tình của họ, theo cam kết từ Dự Án Tăng cường kết nối cộng đồng phòng, chống HIV khu vực phía Nam do USAID và PEPFAR tài trợ.
– Tăng cường các dịch vụ XN HIV tại cộng đồng cho nhóm nguy cơ cao, bạn tình của người có HIV và chuyển gửi họ đến cơ sở xét nghiệm khẳng định, chăm sóc và điều trị bao gồm tư vấn BHYT.
– Điều phối và thúc đẩy các CBO chuyển gửi khách hàng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao đến sử dụng dịch vụ dự phòng HIV trước và sau phơi nhiễm (PEP và PrEP) như một biện pháp dự phòng HIV bổ sung.
– Kích cầu khách hàng có nguy cơ đến cơ sở y tế nhà nước hoặc tư nhân để sử dụng PrEP, PEP và các dịch vụ liên quan đến HIV khác như bệnh lây qua đường tình dục (STIs) và Viêm Gan C.