Trung tâm LIFE

Thư viện

Thư viện

Kiến thức & ấn phẩm

  • Tất cả
  • Báo cáo
  • Chung
  • Chuyên môn thực hành
  • Dự phòng
  • Hình ảnh
  • Kĩ năng
  • Kiến thức
  • Phát triển cá nhân
  • Quản lý tổ chức
  • Tài liệu
  • Tập huấn
  • Tờ rơi/tờ tin
  • Văn bản pháp quy
  • Video
  • Điều trị
2015
Tài liệu là thông tin được tổng hợp bởi tổ chức hoạt động cho người nhiễm HIV khu vực châu Âu, được trình bày dưới dạng những câu hỏi đáp xoay quanh các vấn đề và nhu cầu đa dạng của người sống chung với HIV, như nguy cơ lây nhiễm, nên bắt đầu làm gì khi mới phát hiện nhiễm, cách theo dõi chăm sóc điều trị, bộc lộ tình trạng nhiễm, du lịch và những nhu cầu khác. Tài liệu là những chia sẻ hữu ích và thiết thực nhằm mang đến cho người nhiễm một đời sống đầy đủ và hạnh phúc.
2012
Tài liệu SOC7 là hàng loạt các khuyến cáo dựa trên bằng chứng khoa học về các chăm sóc sức khoẻ phù hợp và toàn diện cho người chuyển giới mắc chứng phiền muộn giới. Góc độ y khoa được nhìn nhận một cách đầy đủ và nhân văn bởi các chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực này. Đồng thời nhờ vào các đối chiếu và tương quan với những khác biệt văn hoá, xã hội, chính sách, tài liệu cũng xây dựng và củng cố những giá trị con người và xã hội, khiến cho can thiệp y học trở nên thiết thực và gần gũi hơn với thực tiễn của cộng đồng người chuyển giới.
2017
Tài liệu là hướng dẫn chăm sóc toàn diện cho người chuyển giới, bao gồm khía cạnh sức khoẻ, con người, cộng đồng lẫn vận động chính sách. Nhìn nhận quyền chuyển giới là nhân quyền, tài liệu chia sẻ những quan điểm tiến bộ được lồng ghép vào những mô hình can thiệp đa dạng đã hoặc đang triển khai ở các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, từ đó đúc kệt những bài học kinh nghiệm quý báu và thiết thực, có giá trị tham khảo rất lớn cho nhựng hoạt động can thiệp liên quan người chuyển giới.
2017
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) đã cho thấy hiệu quả dự phòng rất cao trong các nghiên cứu lẫn trong thực tiển áp dụng. Trong bối cảnh tiếp thu và hội nhập, Việt Nam cũng tiến tới triển khai chương trình dự phòng HIV bằng các phương pháp mới, và trong đó PrEP là một mũi nhọn trong dự phòng trong giai đoạn tới. Ban hành kế hoạch cùng những động thái triển khai cho thấy quyết tâm cao độ chấm dứt dịch AIDS.
2018
Xét nghiệm HIV tại cộng đồng khiến cho xét nghiệm trở nên linh hoạt hơn, thuận tiện hơn và thân thiện hơn. Hướng dẫn mô tả mô hình xét nghiệm tại cộng đồng một cách hệ thống, bài bản, chuyên môn và mang tính thực hành cao, nhằm giúp cho cơ sở y tế và nhân viên cộng đồng nắm bắt và vận dụng tối đa hiệu quả mô hình xét nghiệm này.
2017
Kỳ thị phân biệt đối xử là rào cản quan trọng khiến người sống chung với HIV e ngại tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc và điều trị ARV. Do vậy, giảm kỳ thị là một hoạt động cần thiết và đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên, tham gia và giám sát của cộng đồng. Hướng dẫn triển khai do Cục AIDS ban hành là văn bản chính thống xoay quanh vấn đề này, mô tả cụ thể các nỗ lực giảm kỳ thị tại cơ sở y tế.
2018
Kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở y tế là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc điều trị và hỗ trợ cho người bệnh. Nhận ra vấn đề này, Cục phòng chống AIDS đã có nhiều nỗ lực giảm kỳ thị tại cơ sở y tế, trong đó là nỗ lực tập huấn giảm kỳ thị cho nhân viên y tế. Tài liệu tập huấn này có thể sử dụng để tăng tính hợp tác của nhân viên cộng đồng với cơ sở y tế cũng như giảm những kỳ thị tại cơ sở y tế.
2014
Bộ tranh lật với hình vẽ sinh động, thông tin đầy đủ và hữu ích dành cho cán bộ y tế xã/phường hoạt động trong chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để truyền thông cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đã được khẳng định nhiễm HIV, chồng, bạn tình hoặc các thành viên khác trong gia đình.
2014
Nhờ chi trả bằng BHYT, nhiều người được sử dụng các phương pháp điều trị công nghệ cao, tốn kém nên đã được cứu sống hoặc thoát khỏi bệnh tật. Nhằm giúp cộng đồng phần nào hiểu rõ về luật BHYT, SCDI xây dựng cuốn tài liệu này với những thông tin cơ bản nhất về thủ tục và quyền lợi của người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh.
2014
Bảo hiểm y tế luôn là một trong những giải pháp tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho người dân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với người nhiễm HIV/AIDS bảo hiểm y tế ngày càng trở nên quan trọng trong việc đảm bảo cho họ được tiếp cận với các dịch vụ, khám bệnh, chữa bệnh, giảm nguy cơ đói nghèo do các chi phí khi khám, chữa bệnh.
2017
Nhằm đáp ứng với những thay đổi trong tình hình mới cũng như quá trình chuyển đổi mô hình điều trị miễn phí sang đồng chi trả BHYT, Cục phòng chống HIV/AIDS ban hành văn bản hướng dẫn kiện toàn các cơ sở điều trị để chuẩn bị và có thể triển khai chi trả BHYT cho điều trị ARV. Bên cạnh đó, Cục cũng ban hành tài liệu này nhằm giải đáp chi tiết những thắc mắc xoay quanh quá trình kiện toàn BHYT.
2017
Dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng, những nơi được đầu tư mạnh của các tổ chức quốc tế vẫn còn có thể phát hiện thêm nhiều người nhiễm HIV. Dự báo vẫn còn nhiều người nhiễm HIV không thuộc nhóm nguy cơ cao do đó rất khó phát hiện sớm, các trường hợp này thường chẩn đoán muộn giai đoạn AIDS. Do đó các địa phương cần có các biện pháp xét nghiệm phát hiện phù hợp để có thể hỗ trợ người nhiễm HIV sớm biết tình trạng HIV/AIDS của bản thân.
2014
Tình trạng dịch bệnh cho thấy rủi ro cho nhóm người nhiễm HIV. HIV đã lan truyền nhanh chóng trên nhóm người nhiễm HIV nhưng không được quản lý tốt trong dân cư. Vì thế, dịch có thể phát tán trong tương lai dựa vào mức độ thường xuyên và sự kết nối giữa nhóm nhiễm HIV và dân số nói chung.
2018
Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành Tài liệu hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS đối với sử dụng thuốc ARV cho trẻ để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con . Tài liệu gồm 3 phần, phác đồ thuốc ARV và liều lượng, cách dùng thuốc, xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV, xử trí khi có kết quả PCR và các bên tổ chức thực hiện.
2013
Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng khám và điều trị cho người bệnh, đồng thời hạn chế tối đa những sai sót, biến chứng có thể xảy ra, Bộ Y tế phối hợp cùng các chuyên khoa đầu ngành biên soạn cuốn sách “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục”. Mục đích của cuốn sách là cập nhật, chuẩn hóa các quy trình chẩn đoán, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD), phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh của thầy thuốc.
2014
Các can thiệp y tế sớm về điều trị và dự phòng đối với phụ nữ mang thai, trẻ phơi nhiễm và nhiễm HIV có vai trò vô cùng quan trọng hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, tiến tới không có trẻ nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con.
2017
Điều trị bằng thuốc kháng HIV ở người nhiễm HIV ngày càng mở rộng và có thêm bằng chứng về hiệu quả của điều trị ARV. Khi người nhiễm HIV điều trị ARV tuân thủ điều trị tốt, không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn giảm lây truyền HIV sang người khác.
2018
Quyết định hướng dẫn các kỹ thuật thực hiện xét nghiệm HIV: Xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật huyết thanh học, xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật sinh học phân tử và thực hiện đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV. Phương pháp xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tuổi. Phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện sự hiện diện ADN/ARN của HIV trong máu hoặc các dịch tiết.
2004
Đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Phòng chống HIV/AIDS phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài.
2010
Nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS và triển khai thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28/05/2008, Bộ Y Tế ban hành chương trình đào tạo liên tục về Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang convà tài liệu đào tạo Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
2018
Giao tiếp là hành động chuyển thông tin từ nơi này, người hoặc nhóm sang nơi khác. Giao tiếp liên quan đến (ít nhất) một người gửi thông điệp và một người nhận. Giao tiếp qua internet được gọi là chia sẻ thông tin, ý tưởng lên Internet.
2009
Người sống chung với HIV đều có nhân quyền giống như bất kì người Việt Nam. Việt Nam đã ký cam kết UNGASS:" Công nhận quyền con người và quyền tự do sẽ góp phần làm dịu đi tổn thương cho người sống chung với HIV/AIDS. Mọi người có thể tham gia vào dự án cộng đồng và đấu tranh chống lại sự kỳ thị để bảo vệ người có HIV.
2016
Bộ tờ tin là những thông tin cơ bản và cần thiết về khái niệm, dấu hiệu triệu chứng, phương pháp dự phòng và điều trị liên quan đến các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bao gồm HIV, lậu, Chlamydia, giang mai, sùi mào gà, mụn giộp sinh dục, nhiễm HPV sinh dục và trichomonisis.
2018
Ngày 09/04/2018 Bộ Y Tế có Công văn số 1907/BYT-AIDS về việc hướng dẫn các tỉnh thanh toán xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS theo chế độ bảo hiểm y tế và yêu cầu BHXH các tỉnh tổ chức giám định chặt chẽ, đảm bảo thanh toán đúng quy định, kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam những khó khăn vướng mắt để có hướng giải quyết.
2018
Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến HIVAIDS. Thông tư quy định về việc lập danh sách, đóng bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế và việc chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV.
2013
Nghị định này quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội được thực hiện công bằng, công khai, kịp thời theo mức độ khó khăn ưu tiên tại gia đình, nơi sinh sống.
2018
Nghị định này quy định các thủ tục hành chính về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.
2018
Thông tư này quy định việc quản lý điều trị người nhiễm HIV đăng ký điều trị lần đầu, khám lại, chuyển tuyến và quản lý điều trị người phơi nhiễm HIV đối với các cơ sở điều trị thuốc kháng HIV, cơ sở y tế cấp phát thuốc kháng HIV, người nhiễm HIV, người phơi nhiễm HIV và các cơ quan tổ chức khác có liên quan.
2019
Nghiện chất đang là mối lo ngại lớn bởi những ảnh hưởng sâu rộng và phức tạp của nó vào đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng, đồng thời cũng làm giảm đi hiệu quả và nỗ lực dự phòng HIV/STIs trên cộng đồng người sử dụng. Tài liệu cung cấp thông tin nhằm thống nhất quan điểm và phương pháp can thiệp, mô tả các công cụ hỗ trợ can thiệp hiệu quả; Được trình bày thành những phần khác nhau với mức độ và nội dung dàn trải từ chuyên môn đến thực tế, tài liệu có giá trị tham khảo cho cả nhân viên y tế lẫn nhân viên xã hội.
6/2019
Hướng dẫn chi tiết về hoạt động hỗ trợ mua thẻ BHYT cho bệnh nhân nhiễm HIV bao gồm thủ tục, yêu cầu và cách thức triển khai tại các cơ sở điều trị, đồng thời cũng mô tả các bước trong thực hiện thanh toán đồng chi trả ARV bằng BHYT.
2016
Bảo hiểm y tế là một trong những giải pháp tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe người nhiễm HIV/AIDS. Bảo hiểm y tế ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo cho họ được tiếp cận với thuốc ARV liên tục suốt đời. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế ở Việt Nam vẫn còn rất thấp
2014
Lây truyền HIV có thể xảy ra trong suốt thai kỳ trực tiếp từ mẹ sang con qua rau thai. Sự lây truyền có thể diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ cho đến tận cuối thai kỳ. Người ta thấy rằng HIV có thể truyền qua bánh rau sang thai nhi rất sớm (tuy với một tỉ lệ thấp), và đã từng tìm thấy HIV trong các mô não, thận, gan của tổ chức thai sau sẩy. Playlist gồm 4 phần giới thiệu về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, dinh dưỡng cho trẻ và vệ sinh trong bảo quản thức ăn.
2016
HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Phim phổ biến các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS dành cho cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức xoay quanh căn bệnh này.
2019
Tài liệu tập huấn dành cho CBO gồm 7 bài học giới thiệu về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), quy trình triển khai (PrEP), quy trình sàng lọc và tư vấn khách hàng, phác đồ PrEP và kỹ năng tiếp cận, tư vấn/thuyết phục khách hàng.
2019
Ba mục đích của báo cáo, một là xem xét những thành tựu và thách thức trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (PHC) trong 30 năm qua kể từ Đổi Mới; Hai là phân tích bằng chứng liên quan về PHC trong LMIC; và, ba là cung cấp các khuyến nghị cho một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tiên tiến, có chức năng cao dựa vào 12 thế mạnh và bối cảnh độc đáo của khu vực xã hội Việt Nam cũng như các thực tiễn toàn cầu.
2015
Sau 18 tháng, PCT đã quảng bá thành công các hoạt động QI và được huấn luyện độc lập tại phòng khám đa khoa tỉnh và sáu trong số tám phòng khám huyện trong tỉnh.. Nhìn chung, cả hoạt động của PCT và hoạt động của phòng khám đều được duy trì sau khi tích hợp mô hình vào Chương trình QI quốc gia.
2019
Xét nghiệm tải lượng virus HIV (VL) được WHO khuyến cáo là phương pháp ưu tiên để theo dõi bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ART) ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy ý kiên cho rằng việc theo dõi VL (RVL) thường xuyên giúp cải thiện kết quả lâm sàng là thiếu cơ sở.
2019
Các trung tâm y tế cộng đồng (CHCs) tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc quản lý các bệnh truyền nhiễm cấp tính và thực hiện các chương trình dịch bệnh cụ thể ở quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam đã chuyển sang mức độ phổ biến hơn nhiều của các bệnh không lây nhiễm (NCD), đòi hỏi một cách tiếp cận theo chiều dọc, tích hợp.
2018
Người sống chung với HIV nên dùng thuốc điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện sức khỏe của chính họ và ngăn ngừa lây truyền HIV sang người khác. Thuốc điều trị HIV có thể làm giảm số lượng vi rút trong máu (còn được gọi là tải lượng vi rút). Thuốc điều trị HIV có thể làm giảm tải lượng vi rút xuống rất thấp đến độ xét nghiệm không thể phát hiện được vi rút. Được gọi là ngưỡng tải lượng vi rút không phát hiện được.
2015
Mục tiêu chính của dự phòng ma túy nhằm giúp đỡ mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên, nhưng không chỉ hạn chế ở nhóm này, để phòng tránh hoặc trì hoãn việc sử dụng ma túy, hoặc, nếu đã sử dụng thì không phát triển các rối loạn (như tình trạng phụ thuộc). Tuy nhiên, mục tiêu chung của dự phòng ma túy lớn hơn rất nhiều: nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên để nhận ra tài năng và tiềm năng của mình và trở thành các thành viên có ích của cộng đồng và xã hội.
2015
Đào tạo y khoa sau đại học là một bước đệm quan trọng trong quá trình chuyển đổi các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học y thành bác sĩ hành nghề độc lập. Gần đây Việt Nam đã bắt đầu những nỗ lực nhằm tăng cường đào tạo lâm sàng cho bác sĩ bằng quy định bắt buộc về thực hành 18 tháng đối với tất cả các sinh viên tốt nghiệp y khoa. Báo cáo này tóm tắt những kết quả phân tích tổng thể đào tạo y khoa sau đại học tại 10 bệnh viện trên cả nước (3 bệnh viện tuyến trung ương, 7 bệnh viện tuyến tỉnh) và đưa ra những đề xuất với mục tiêu xây dựng và triển khai chương trình chuẩn về thực hành lâm sàng 18 tháng cho Việt Nam.
2019
Tháng 1/2018, với sự hỗ trợ của Cục PCAIDS, PEPFAR, ĐHYHN tiến hành điều tra cắt ngang trên 1605 bệnh nhân thuộc 5 CSĐT MMT Hà Nội nhằm mục đích đánh giá tình hình sử dụng ATS trên BN MMT và tìm hiểu mong muốn can thiệp. Cuộc điều tra sử dụng công cụ xét nghiệm nước tiểu và thang sàng lọc ASSIST (đánh giá mức độ nguy cơ), bảng hỏi (hành vi sử dụng).
2018
Điều trị HIV đã cải thiện đáng kể sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người sống chung với HIV. Tờ thông tin này tóm tắt những bằng chứng mới nhất, cung cấp các thông điệp truyền thông chủ chốt và đánh giá các yếu tố quan trọng cần thiết để tối đa hóa hiệu quả của chiến lược dự phòng này.
2015
12 chương trình về dự phòng điều trị cho người nhiễm HIV nâng cao kiến thức về dự phòng cho người nhiễm HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS kết hợp VOV2 - Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện năm 2015.
2019
PrEP là một công cụ quan trọng để bảo vệ bạn khỏi HIV. Không có phương pháp nào bảo vệ 100%. Trong khi dùng thuốc PrEP, bạn cũng nên giảm phơi nhiễm với HIV bằng cách sử dụng: Bao cao su khi quan hệ tình dục và dụng cụ tiêm chích sạch nếu bạn tiêm chích.
2020
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh khiến dịch bệnh trở nên nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe con người.
2019
Trước cuộc hẹn bạn suy nghĩ về thói quen của bạn, đặc biệt là những điều có thể làm dễ dàng hoặc gây khó khăn cho việc uống thuốc PrEP hàng ngày. Sau đó tạo một danh sách tiền sử bản thân cho bác sĩ của bạn. Danh sách này bao gồm bất kỳ bệnh hoặc mối quan tâm nào trong quá khứ mà bạn có, cũng như danh sách các loại thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc bổ, thảo mộc, v.v...).
2012
Cuốn tài liệu Xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 trong điều trị HIV/AIDS nhằm mục đích cung cấp cho giảng viên, học viên, cán bộ y tế và những người quan tâm tới hoạt động xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 nâng cao các kiến thức và kỹ năng về xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 trong theo dõi điều trị HIV/AIDS, đảm bảo chất lượng và an toàn sinh học phòng xét nghiệm.
2020
Trong thời buổi COVID-19, họp hành qua Zoom, Skype, Google Meet, Microsoft Hangout trở nên vô cùng phổ biến. Mời bạn tham khảo 10 bí quyết để họp trực tuyến hiệu quả.
2018
Hãy đến gặp Nhà cung cấp dịch vụ để tìm hiểu xem PrEP có phù hợp với bạn hay không. Hãy đến gặp Nhà cung cấp dịch vụ PrEP 3 tháng một lần, nếu bạn dùng PrEP, để xét nghiệm lại HIV, nhận thuốc theo đơn và theo dõi. Nếu khi dùng PrEP, bạn có bất kỳ triệu chứng nào trở nên nghiêm trọng hoặc không tự biến mất hãy đến gặp Nhà cung cấp dịch vụ PrEP.
2019
“PrEP” là Dự phòng trước phơi nhiễm. Từ "dự phòng" có nghĩa là ngăn chặn hoặc kiểm soát sự lây lan của nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Mục tiêu của PrEP là ngăn ngừa lây nhiễm HIV nếu bạn bị phơi nhiễm với vi rút này. Điều này được thực hiện bằng cách uống một viên thuốc có chứa 2 loại thuốc kháng HIV mỗi ngày. Đây là những loại thuốc tương tự được sử dụng để ngăn chặn vi rút phát triển ở những người đã nhiễm bệnh.
2020
Nếu có sử dụng ma túy, bạn nên học cách làm sao để sử dụng một cách an toàn. Những thông tin hữu ích và thực tế về cách sử dụng an toàn, vấn đề loạn thần và cách xử trí các cơn vã. Và, làm sao để sử dụng ma túy đúng cách nhằm tối đa hóa sự phê sướng và giảm thiểu các nguy cơ?
2020
Chuỗi lớp tập huấn "MÔ HÌNH CAN THIỆP GIẢM TÁC HẠI CỦA CHEMSEX" trên nhóm MSM, TGW: kiến thức về chemsex và truyền thông can thiệp.

Log in with your credentials

Forgot your details?