Năm 2014, Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã đặt ra các mục tiêu ’90 -90-90′ đến năm 2020: 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV, 90% số người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) và 90% số người được điều trị có tải lượng HIV ổn định ở mức thấp, ít có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên ở châu Á và Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 này và đã có những tiến triển hiệu quả trong thập kỷ qua, cứu sống 150.000 người khỏi các căn bệnh cơ hội liên quan đến AIDS.
Mặc dù thành quả kể trên, vẫn có gần 11.000 ca nhiễm HIV mới và 8.000 ca tử vong do AIDS mỗi năm tại Việt Nam.
ĐỒNG HỒ ĐẾM NGƯỢC
Để đạt được mục tiêu 90-90-90, chúng ta cần phải nhanh chóng hành động! Từ năm 2016, Trung tâm LIFE đã triển khai dự án “Tăng cường Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía Nam” tại Việt Nam (do PEPFAR tài trợ) và tạo ra một cơ chế cải tiến hiệu suất được đặt tên là “Đồng hồ đếm ngược” để tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV trong nhóm có nguy cơ cao.
Khác với phương pháp dựa trên hiệu suất trước đó, phương pháp “Đồng hồ đếm ngược” không đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi tổ chức cộng đồng (CBO), loại bỏ các giới hạn về thời gian và địa lý để đạt được mục tiêu và cho phép CBO mở rộng mạng lưới tiếp cận của họ.
Hình ảnh của “Đồng hồ đếm ngược” mang tính biểu tượng và trực quan nhằm thúc đẩy tất cả các CBO hoạt động hết tốc lực và làm việc với thái độ nghiêm túc trong khi Đồng hồ đếm ngược về thời hạn cuối (tương tự như đếm ngược vào đêm giao thừa!). Với cơ chế mới này, Trung tâm LIFE đã hỗ trợ các CBO phát hiện nhiều trường hợp nhiễm dương tính với HIV hơn trong thời gian ngắn.
Trong quý đầu tiên của năm tài chính USAID 2019 (01/10/2018-31/12/2018), nhóm dự án của Trung tâm LIFE đã tìm thấy 734 ca nhiễm HIV mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, rút ngắn một nửa thời gian so với các ca tương tự được tìm thấy trong năm tài chính 2018.
DẪN CHỨNG
Anh Sơn Lê, trưởng nhóm CBO G3VN cho biết: “Với cơ chế mới này, chúng tôi không bị giới hạn bởi mục tiêu tìm kiếm các ca dương tính với HIV mà được khuyến khích tìm ra càng nhiều ca càng tốt.”
Một tiếp cận viên CBO Aloboy khác chia sẻ: “Đồng hồ đếm ngược cho phép chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng, sáng tạo và linh hoạt, cũng như tận dụng nguồn lực một cách thích hợp.”
“Đồng hồ đếm ngược” đã được chứng minh là một cơ chế dựa trên hiệu suất sáng tạo và hiệu quả về chi phí để giúp Việt Nam theo dõi nhanh chóng thành quả mục tiêu 90-90-90 của UNAIDS.
―――――
Báo cáo được soạn bởi LIFE Center và CHPIR tại Đại học Duke, 2019.