Qua các báo cáo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là khu vực trọng điểm có số ca nhiễm HIV cao nhất cả nước. Với mong muốn đồng hành cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM (HCDC) trong kiểm soát dịch HIV/AIDS nói riêng và nâng cao sức khỏe người dân thành phố nói chung, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các đối tác thực hiện dự án đã tổ chức “Họp điều phối triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Tp.HCM do USAID hỗ trợ”. Cuộc họp nhằm chia sẻ các định hướng can thiệp từ dự phòng, chăm sóc và điều trị, đến cải thiện chất lượng dịch vụ và xây dựng phần mềm tổng hợp dữ liệu nhằm quản lý chất lượng chương trình. Thông qua hội thảo này, các đối tác mong muốn nhận được phản hồi, góp ý đặc biệt sự hỗ trợ và hợp tác từ HCDC trong quá trình triển khai các can thiệp tại địa bàn.

Hình 1. Đại diện USAID phát biểu khai mạc và chia sẻ tổng quan về các dự án do USAID hỗ trợ tại Tp.HCM

Cuộc họp với sự hiện diện của các đại diện đến từ HCDC và Khoa Phòng chống HIV/AIDS, các phòng khám ngoại trú (OPC) quận 3, 6, 11, 8, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn, bệnh viện Quận Thủ Đức, các phòng khám tư Glink, Galant, Alocare, Nhà Mình, đại diện của 18 tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp xã hội đang triển khai hoạt động can thiệp phòng/chống HIV tại Tp.HCM. Các đối tác thực hiện dự án của USAID bao gồm dự án LADDERS-Trung tâm LIFE, dự án STEPS- Tổ chức PATH, dự án EpiC – Tổ chức FHI360, dự án LHSS-tổ chức Abt Association. Cuộc họp diễn ra sôi nổi và thành công với hình thức kết hợp online và offline đáp ứng an toàn trong giai đoạn “bình thường mới” sau thời gian bùng phát dịch COVID-19.

Hình 2. Đại diện các dự án lần lượt chia sẻ về kế hoạch thực hiện

Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới với những bước chuyển giao mạnh mẽ từ phần lớn hỗ trợ của tổ chức nước ngoài sang cho chính phủ Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu “giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế – xã hội và chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030”.

Hình 3. Cuộc họp diễn ra sôi nổi vơi những câu hỏi và lời giải đáp từ các bên đại diện

Chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang bước qua năm thứ 2 của chặng đường 10 năm cuối đòi hỏi những bước chuyển mình đột phá và sáng tạo. Để đáp ứng được những mục tiêu chung của Việt Nam, các dự án do PEPFAR tài trợ thông qua USAID cũng có những định hướng nhằm duy trì, đổi mới và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp HIV/AIDS cả trong cơ sở y tế cũng như đa dạng hóa, công nghệ hóa chuỗi cung ứng dịch vụ và quản lý dữ liệu trong chương trình HIV/AIDS. Đặc biệt, việc nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp và tạo sự bền vững các dịch vụ cho các tổ chức dựa vào cộng đồng làm chủ, cung cấp trực tiếp được chú trọng bởi LADDERS/LIFE và các đối tác.

Hình 4. BS. Nguyễn Hồng Tâm – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM

Lãnh đạo HCDC Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc HCDC đánh giá cao nỗ lực chung của USAID và các đơn vị thực hiện dự án nói riêng. Bác sĩ chia sẻ ý kiến về nhu cầu hợp tác, hỗ trợ của thành phố đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, HCDC cũng mong muốn USAID và US CDC phối hợp thiết thực và hiệu quả hơn trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa phương. Ông bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ về quản lý dữ liệu và chất lượng dịch vụ và được liên kết với các nguồn tài trợ khác không chỉ dành cho HIV/AIDS mà các vấn đề sức khỏe khác của người dân.


Hình 5. Các đại biểu tham gia cuộc họp chụp hình lưu niệm tổng kết chương trình

Tags:
0 Comments

Leave a reply

Your email address will not be published.

*

Log in with your credentials

Forgot your details?